Những thực phẩm sau đây rất có ích đối với những bệnh
nhận gặp các vấn đề về bệnh huyết áp cao.
Những nguyên nhân gây nên bênh cao huyết áp thường
là do chế độ ăn uống có nhiều muối (nhất là muối natri hay còn gọi là muối bếp)
trong bữa ăn hàng ngày. Nhưng nếu sử dụng các loại muối như canxi và kali thì lại
rất tốt đối với những bệnh nhân có huyết áp cao. Vì kali là loại khóang chất cần
thiết cho cơ thể và là nhân tố phổ biến trong cơ thể.
Lượng kali cơ thể cần hàng ngày khoảng 3,5 gram và
nguồn cung cấp chủ yếu là qua thức ăn. Vì vậy, các chuyên gia thường khuyên rằng,
nên dùng những loại thực phẩm có chức kali, nhất là những bệnh nhân huyết áp
cao. Sau đây là những thực phẩm giàu kali mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên
nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày, đặc biệt là những bệnh nhân bị cao huyết
áp.
1. Khoai lang: thành phần dinh dưỡng của khoai lang
có chứa rất nhiều kali, ngoài ra còn có chất xơ, beta carotene và rất nhiều
tinh bột. Chỉ vài củ khoai lang có thể cung cấp năng lượng cho một ngày làm việc
của bạn.
2. Khoai tây: Sử dụng khoai tây vừ giúp cung cấp một
lượng lớn kali cho cơ thể, bên cạnh đó, loại thực phẩm này lại chức rất ít
natri, có tác dụng giảm phù. Ngoài ra, khoai tây còn giúp giảm stress, tăng cường
sức đề kháng cho cơ thể.
3. Cà chua: Cách tốt nhất để tận dụng tối đa nguồn
dinh dưỡng từ cà chua đó là bạn nên sử dụng bột cà chua hay cà chua xay nhuyễn
thay vì nghiền hay ép chúng lấy nước. Vì bột cà chua chứa tới 664 mg chất
khoáng, trong khi đó cà chua ngiền và nước ép cà chua chỉ chứa từ 400 đến 549
mg khoáng chất.
4. Củ cải đường: Chỉ cần nửa chén củ cải đường trong
bữa ăn cũng đủ cung cấp cho bạn đến 664 mg kali, dù là còn tươi hay đã chế biến
thành món ăn, củ cải đường cũng là thực phẩm cung cấp nguồn folate dồi dào cho
cơ thể và là một chất chống oxy hóa cực tốt.
5. Các loại đậu: Nếu bạn đang mắc phải các vấn đề về
tim mạch, thì bạn nên bổ sung đậu vào bữa ăn hàng ngày của mình. Vì trong mọi
loại đậu đều chứa rất nhiều kali, rất tốt cho hệ tim mạch và huyết áp.
6. Măng tây: Măng tây là loại thực phẩm chứa rất nhiều
kali rất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp, đồng thời, trong măng tây còn có nhiều
axit amin, ít natri dùng để chữa trị chứng phù nề. Những thành phần này còn
giúp giải tỏa mệt mỏi. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim thì việc sử dụng
măng tây rất tốt, vì măng tây là nguồn cung cấp axit folic dồi dào, chất này làm
giảm đến 10% nguy cơ bệnh tim và có tác dụng giảm cân rất hiệu quả. Ngoài ra,
trong măng tây còn chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, vitamin
B tổng hợp, vitamin C, kali, phốt- pho, kẽm,…
7. Sữa chua: Sữa chua ít béo có chứa một lượng lớn
kali, lên đến gần 600mg so với những loại sữa chua có nhiều chất béo. Ngoài ra,
sữa chua còn được biết đến như là một loại thực thự phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và
bảo
vệ thể tránh các bệnh về đường ruột.
8. Ngao: Ngao là loại thực phẩm đứng đầu về khả năng
cung cấp vitamin B12, đồng thời nó còn cung cấp một lượng lớn kali, lên đến
534mg kali chỉ với khối lượng 100g.
9. Mận khô: Đây là loại thực phẩm rất giàu kali và
canxi. Nếu thường xuyên sử dụng loại thực phẩm này, bạn sẽ không cần phải lo lắng
về những vấn đề liên quan đến loãng xương, vì chúng giúp xương chắc khỏe hơn.
Ngoài ra, canxi có trong loại thực phẩm này còn giúp hạ huyết áp rất hiệu quả.
10. Nước ép cà rốt: Trong nước ép cà rốt có chứa rất
nhiều nhiều kali và để cơ thể hấp thụ tối đa lượng kali có trong cà rốt, bạn
nên chế biến thánh nước ép. Ngoài ra, cà rốt còn là loại thực phẩm rất tốt cho
thị lực, vì nó có chức rất nhiều carotene.
11. Chuối: Chuối từ lâu đã được biết đến là loại
trái cây dồi dào kali, trung bình một quả chuối có chứa đến 400mg kali. Chuối
là loại trái cây cung cấp nguồn năng lượng rất dồi dào và thúc đẩy quá trình
trao đổi chất trong cơ thể diễn ra mạnh mẽ.
12. Cá: Trong các loài cá và hải sản có chứa rất nhiều
kali, nhất là cá ngừ và cá bơn. Ăn cá thường xuyên còn giúp chúng ta sống thọ
hơn, vì thánh phần của cá có chứa rất nhiều chất béo có lợi cho cơ thể, giúp
ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
13. Đậu nành: Đậu nành là loại thực phẩm có tác dụng
kháng viêm rất tốt và là một nguồn cung cấp protein dồi dào. Dùng sữa đậu nành
hàng ngày sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn kali cần thiết.
14. Sữa: Dù là sữa ít béo hay có chứa nhiều chất
béo, chúng đều cung cấp cho cơ thể lượng lớn kali.
15. Nước cam: Bạn nên bồ sung nước cam vào mỗi bữa
ăn để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhất là kali.
Theo baove24h.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét